TRANG CHỦ
KHẢO CỔ
Tin Tức Khảo Cổ
Phát hiện thành phố mất tích Zer – nơi Chúa Giêsu cho đám đông ăn
Các chuyên gia khai quật một địa điểm ở Jerusalem cho rằng họ đã tìm được những cánh cổng dẫn tới thành phố cổ đại Zer – một địa điểm được nhắc tới trong kinh Tân ước, nơi Chúa Jesus được cho là đã cho hàng nghìn người ăn chỉ bằng năm ổ bánh mì và hai con cá.
Một nhóm 20 nhà khảo cổ học cho biết họ đã tìm thấy một loạt công trình bằng gạch mà họ tin rằng là những cánh cổng và có niên tại từ thời kì Thánh đường Đầu tiên – 1.000 – 586 TCN.
Các nhà nghiên cứu bổ sung rằng kích cỡ, sự giàu có và kỹ thuật xây công sự ấn tượng cho thấy Zer – giờ nằm ở một khu vực tên gọi Bethsaida – từng là một thành phố lớn.
Nhà khảo cổ học dẫn đầu Tiến sĩ Rami Arav cho biết: “Không có nhiều cánh cổng ở đất nước này từ thời kì này. Bethsaida là tên của thành phố trong suốt thời kì Thánh đường Thứ hai, nhưng trong thời kì Thánh đường Đầu tiên, nó là thành phố Zer. Các thị trấn được xây dựng kiên cố là Ziddim, Zer, Hammath, Rakkath, Kinnereth”.
Nhà khảo cổ học phát hiện một chiếc chìa khóa tại thành phố kinh thánh Zer - Ảnh của Hanan Shapir.
Avi Lieberman, giám đốc Công viên Jordan, nơi có thành phố Bethsaida, tin rằng phát hiện này sẽ đưa các tín đồ Cơ đốc từ khắp nơi trên thế giới về tụ họp tại chốn này.
Ông cho biết: “Các nhân viên tại Công viên Jordan và Du lịch Golan rất vui vì hàng chục nghìn du khách tới thăm công viên mỗi ngày. Công viên tuyệt vời này cũng là một địa điểm khảo cổ ấn tượng. Lần nào tôi cũng ngạc nhiên khi có hàng nghìn du khách theo phái Phúc âm ghé thăm Bethsaida. Tôi tin rằng những phát hiện mới nhất sẽ đưa nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới và Israel tới công viên hơn”.
Địa điểm này đã được khai quật bởi tiến sĩ Arav và nhóm khảo cổ trong hơn 30 năm nay.
Trong suốt thời gian đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các đồng xu, các hạt tràng, các bình và chìa khóa nhà cũng như một tấm khiên từng thuộc về một binh lính La Mã.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là một đồng xu có niên đại từ năm 35 TCN.
Lộc Xuân (Theo Express)
Nguồn: dantri.com.vn
Một trong những điểm nổi bật của lễ Chúa Giáng Sinh là hang đá – máng cỏ. Máng cỏ thứ nhất đáng kính dĩ nhiên là máng cỏ tại Belem. Các thế hệ Kitô hữu đầu tiên đã không quên nơi Chúa ra đời. Năm 327, thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh ngay trên hang đá Bê lem.
Theo Cựu Ước, cổ thành Ziklag là nơi che chở vua David trong lúc chạy trốn khỏi cơn giận dữ của vua Saul, người trị vì đầu tiên của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất vào cuối thế kỷ 11 TCN.Trong nhiều thập niên, giới học giả luôn tìm kiếm vị trí của thành Ziklag, nơi mà Cựu Ước ghi chép rằng đã được vua Achish của người Philistine trao cho vua David làm nơi ẩn náu dưới thời trị vì của vua Saul. Mới đây, các nhà khảo cổ học cho rằng họ đã tìm ra cổ thành 3.200 tuổi này ở miền trung Israel.
Theo truyền thống, các hình ảnh sau đây biểu tượng cho 4 tác giả Tin Mừng: con người tượng trưng cho Thánh Matthêô; sư tử có cánh tượng trưng cho Thánh Marcô; con bò có cánh tượng trưng cho Thánh Luca và con đại bàng đang bay đại diện cho Thánh Gioan.
Một nhóm các nhà khảo cổ học người Mỹ và Do Thái, đã tìm được Nhà thờ các Thánh Tông đồ, được xây dựng trên nền nhà của các Thánh Tông đồ Phêrô và Anrê, gần bãi biển Galilê.Các chuyên gia của Viện Khảo cổ Galilê của trường Đại học Kinneret, Israel và trường Đại học Nyack ở New York, đã khai quật một địa điểm tại el-Araj trên bờ phía bắc của Biển hồ Galilê.
Với người Do Thái cổ đại, hòm giao ước (Ark of the Covenant) được xem là thứ đồ vật thiêng liêng nhất trên Trái đất vì theo Kinh thánh thì chiếc hòm quý này là vật phẩm được tạo nên bởi Chúa trời. Dài 1,1 m với chiều rộng và chiều cao là 0,65 m, chiếc hòm được làm bằng gỗ keo, dát vàng nguyên chất cả bên trong lẫn bên ngoài và được trang trí những hoa văn họa tiết nghệ thuật rất cầu kì.
Thành phố cổ Babylon nổi tiếng với vườn treo, tháp Babel và những pháo đài bằng gạch bùn chính thức được công nhận là Di sản Thế giới. Sau gần ba thập kỷ vận động hành lang của Iraq, thành phố cổ Babylon thuộc nền văn minh Lưỡng Hà đã chính thức được UNESCO công nhận Di sản Thế giới sau cuộc bỏ phiếu hôm 5/7.